Cơ chế hóa học của mực muối sắt Mực muối sắt

Nét chữ sử dụng mực muối sắt tự chế cho thấy màu mực tối đi khi viết lại sau một lúc dừng viếtMực muối sắt làm cho giấy và giấy da bị ăn mòn

Bằng cách trộn tannin với sắt(II) sunfat, một phức chất sắt(II) tannate tan trong nước được hình thành. Vì độ hòa tan cao của nó, mực có thể thấm vào cấu trúc giấy, khiến nó khó xóa. Khi tiếp xúc với không khí, nó chuyển thành sắt(III) tannate có màu tối hơn. Sản phẩm này không tan trong nước, góp phần tạo nên sự bền màu của loại mực này.[2]

Quá trình tối màu của mực là do sự oxy hóa khử các ion sắt từ trạng thái Fe2+ sang Fe3+ bởi oxi không khí. Vì lý do đó, mực lỏng cần được lưu trữ trong bình kín và thường không thể sử dụng được sau một thời gian. Các ion sắt phản ứng với axit tannic hoặc một số hợp chất dẫn xuất của nó (có thể là axit gallic hoặc pyrogallol) để tạo thành một polyme cơ kim.[3]

Mực muối sắt có tính axit. Tùy thuộc vào bề mặt viết chữ được sử dụng mà mực muối sắt có thể lưu vết mực khó coi ở mặt bên kia (phổ biến nhất là giấy da hoặc giấy). Cuối cùng, nó có thể ăn mòn bề mặt viết và điều này được tăng tốc bởi nhiệt độ cao và độ ẩm.[4] Tuy nhiên có một số bản thảo viết bằng mực này như tác phẩm Book of Magical Charms đã tồn tại hàng trăm năm mà giấy viết không bị hỏng.[5]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mực muối sắt http://www.fountainpennetwork.com/forum/topic/3211... http://kwzink.com/language/en/manufactured-inks/ir... http://www.popsci.com/archive-viewer?id=lyoDAAAAMB... http://www.bnotk.de/Notar/Berufsrecht/DONot.php http://travelingscriptorium.library.yale.edu/2013/... http://www.platinum-pen.co.jp/products/spare/ink/e... http://www.realscience.breckschool.org/upper/fruen... http://www.codexsinaiticus.org/en/project/conserva... //dx.doi.org/10.1016%2Fj.polymdegradstab.2017.07.0... http://www.gutenberg.org/ebooks/1483